DÒNG SIÊU PHẨM CHĂM SÓC VÙNG KÍN TỪ PHỨC HỢP BỘ 3 TẾ BÀO GỐC
DÒNG SIÊU PHẨM CHĂM SÓC VÙNG KÍN TỪ PHỨC HỢP BỘ 3 TẾ BÀO GỐC
DÒNG SIÊU PHẨM CHĂM SÓC VÙNG KÍN TỪ PHỨC HỢP BỘ 3 TẾ BÀO GỐC
Previous
Next

Tìm hiểu về độ pH cơ thể và âm đạo

  1. Các bộ phận cơ thể bạn có độ pH bao nhiêu?

Trong khi hầu hết các bộ phận trên cơ thể mang độ pH quanh mức 7 tức là trung tính và kiềm nhẹ thì dạ dày và âm đao phụ nữ lại có môi trường acid. Có thể thấy đây là những vị trí trên cơ thể có chứa nhiều vi khuẩn nhất bao gồm cả có lợi và có hại do phải thường xuyên tiếp nhận từ môi trường bên ngoài: thức ăn, đồ uống đối với dạ dày và tinh trùng, dịch tiết với âm đạo, kèm theo đó là rất nhiều loại vi khuẩn. Chính bởi thế, cơ chế diệu kỳ của cơ thể đã tạo ra môi trường acid tự nhiên với chức năng bảo vệ, giúp tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm men có hại, giữ lai các loại vi khuẩn có lợi cho cơ thể.

Độ pH âm đạo bình thường là từ 3,8 đến 4,5, có độ axit vừa phải. Tuy nhiên, có sự thay đổi về độ PH bình thường của âm đạo dựa vào từng giai đoạn sống.

Trong những năm sinh sản của người phụ nữ (tuổi từ 15 đến 49), pH âm đạo phải thấp hơn hoặc bằng 4,5. Nhưng trước khi có kinh nguyệt và sau mãn kinh, độ pH bình thường có xu hướng cao hơn 4,5.

  1. Hậu quả của mất cân bằng pH Âm đạo

Độ pH âm đạo cao – trên 4,5 – cung cấp môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn gây bệnh phát triển. Độ pH âm đạo cao (tính kiềm cao) sẽ khiến nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng sau:

  • Viêm âm đạo do vi khuẩn:là tình trạng phát triển quá mức của vi khuẩn gây ra có mùi tanh cá, cùng với dịch tiết âm đạo màu xám, trắng hoặc vàng bất thường. Nó cũng có thể dẫn đến ngứa âm đạo và nóng rát khi đi tiểu. Bản thân Viêm âm đạo do vi khuẩn không nhất thiết có hại, nhưng những phụ nữ mắc bệnh này có nguy cơ gia tăng tỷ lệ nhiễm trùng nghiêm trọng hơn như papillomavirus ở người (HPV), virus herpes simplex và HIV.
  • Trichomonas: là một bệnh lây truyền qua đường tình dục(STD) do ký sinh trùng Trichomonas vagis gây ra. Trichomonas thường không gây ra triệu chứng ở phần lớn những người bị nhiễm, nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các STD khác, nghiêm trọng hơn, như HIV.
  • Một âm đạo có tính axit thường không gây ra bệnh. Nhưng nếu độ axit tăng quá nhiều, nó có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tinh trùng phát triển mạnh trong môi trường kiềm. Độ pH tối ưu để chúng bơi là từ 7,0 đến 8,5. Khi quan hệ tình dục, độ pH bên trong âm đạo tạm thời tăng lên, làm cho môi trường axit bình thường có tính kiềm hơn để bảo vệ tinh trùng để chúng có thể đi đến trứng.
  1. Nguyên nhân gây ra mất cân bằng pH âm đạo
  • Quan hệ tình dục không được bảo vệ. Tinh dịch có tính kiềm, có thể gia tăng sự phát triển của một số vi khuẩn.
  • Kháng sinh: Những loại thuốc này không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh mà còn loại vi khuẩn tốt duy trì mức độ pH âm đạo, có tính axit, lành mạnh hơn.
  • Chu kỳ kinh nguyệt: Máu kinh nguyệt có tính kiềm và làm tăng độ pH trong âm đạo. Khi máu chảy qua âm đạo và được hấp thụ vào một tampon hoặc miếng đệm, nó có thể làm tăng mức độ pH của âm đạo.
  • Sử dụng các hóa chất mang tính kiềm ( dầu gội, sữa tắm) cho vùng chữ Y hoặc thụt rửa sâu vào âm đạo. Thụt rửa không chỉ làm tăng độ pH âm đạo, mà còn gia tăng sự phát triển của vi khuẩn có hại nói chung. Sử dụng các loại chât tẩy mang tính kiềm như: dầu gội, sữa tắm… để tẩy rửa vùng kín, những loại hóa chất mang tính kiềm sẽ rửa trôi acid của môi trường âm đạo tao điều kiện cho vi khuẩn, nấm men sinh sôi nảy nở và gây nhiễm trùng, gây ra các bệnh cho vùng chữ Y nhạy cảm của bạn.
  • Quan hệ mạnh bạo gây xước xát vùng kín.
  1. Dấu hiệu và triệu chứng của mất cân bằng pH âm đạo
  • Có mùi hôi hoặc tanh
  • Chất nhầy màu trắng, xám hoặc xanh bất thường
  • Ngứa âm đạo
  • Nóng rát khi đi tiểu
  1. Cách duy trì độ PH âm đạo ở mức bình thường
  • Khi quan hệ tình dục, không nên bỏ qua bước dao đầu vì có thể người phụ nữ cần thời gian hâm nóng để có khoái cảm tình dục khiến cho âm đạo tiết dịch nhờn bảo vệ tránh xây xước bộ phận sinh dục. Đồng thời nên sử dụng bao cao su khi quan hệ. Đó là rào chắn không chỉ bảo vệ khỏi STD mà còn ngăn chặn tinh dịch kiềm phá vỡ mức độ pH âm đạo.
  • Uống men vi sinh để khôi phục sự cân bằng của vi khuẩn lành mạnh.
  • Không thụt rửa: Nó có thể làm tăng mức độ pH trong âm đạo. Âm đạo tự nhiên có thể tự làm sạch. Chỉ rửa bên ngoài âm đạo bằng xà phòng nhẹ và nước khi bạn tắm.
  • Ăn sữa chua: Ngoài việc giúp nhận đủ canxi và vitamin D hàng ngày, sữa chua là nguồn cung cấp dồi dào các loài vi khuẩn có lợi của Lactobacillus.
  • Giữ vệ sinh âm đạo sạch sẽ bằng dung dịch vệ sinh dịu nhẹ dành riêng cho vùng kín có độ PH acid ở mức 3.8-4.5
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT) nhằm mục đích làm giảm một số triệu chứng mãn kinh bằng cách đưa nồng độ nội tiết tố nữ trở lại bình thường. Việc điều trị có thể được cung cấp dưới dạng estrogen hoặc kết hợp giữa estrogen và progestin.
  • Đối với những phụ nữ, hormone progestin được sử dụng cùng với estrogen để ngăn chặn sự phát triển quá mức của niêm mạc tử cung, có thể dẫn đến ung thư nội mạc tử cung. HRT có sẵn dưới dạng thuốc viên, thuốc xịt mũi, miếng dán, gel bôi da, thuốc tiêm, kem bôi âm đạo.
  • HRT có thể giúp giảm các triệu chứng mãn kinh, như bốc hỏa, khô âm đạo, giao hợp đau, tâm trạng lâng lâng, rối loạn giấc ngủ, sự lo lắng, giảm ham muốn tình dục